I'm the TOPMAN!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bát quái sơ giải - Kiến thức cơ bản về Bát Quái (Liên tục tìm nguyên lý tại sao -Đừng nhớ thụ động)

Go down

Bát quái sơ giải - Kiến thức cơ bản về Bát Quái (Liên tục tìm nguyên lý tại sao -Đừng nhớ thụ động) Empty Bát quái sơ giải - Kiến thức cơ bản về Bát Quái (Liên tục tìm nguyên lý tại sao -Đừng nhớ thụ động)

Bài gửi  HoangCong Thu Jun 07, 2012 7:02 pm

Nếu vội vàng hiểu ngay về bát quái thì rất khó khăn.
Vậy trước khi hiểu về Bát Quái cần có những kiến thức cơ bản sau
Lý luận về Âm Dương xây dựng nên Bát Quái và 64 quẻ.
Trả lời được các câu hỏi sau:
1. Tại sao nói: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát quái biến hóa vô cùng
- Gợi ý:
Tổng thể tròn vẹn (Thái Cực) khi muốn hiểu thì tách thành Âm Dương (Lưỡng Nghi)
Cực hạn của Dương là Thái Dương, còn là Thái Âm. Trong đó chứa mầm mống chuyển đổi, nên thêm khái niệm Thiếu Âm (nằm trong Thái Dương), Thiếu Dương (nằm trong Thái Âm) - Sinh Tứ Tượng. Suy diễn sinh Bát Quái.
2. Hiểu được nguyên lý của biểu tượng Quẻ
- Gợi ý
Biểu tượng của Dương là vạch liền __, của Âm là Vạch đứt
Vậy sinh tứ tượng, Thái Dương cơ bản là 2 vạch liền, Thái Âm là 2 vạch Đứt, Thiếu Dương vạch liền nằm trên vạch đứt, Thiếu Âm ngược lại
Cộng thêm lý thuyết TAM TÀI: Thiên - Địa - Nhân, sinh ra Hào.
Vậy số học sẽ là 2 mũ 2 bằng 4; 2 mũ 3 bằng 8.
Hào 1 ở dưới tượng trưng cho Địa (các yếu tố có sẵn, nền tảng)
Hảo 2 ở giữa tượng trưng cho Nhân (các yếu tố biến đổi, điều chỉnh bởi con người)
Hào 3 ở trên tượng trưng cho Thiên (các yếu tố cơ hội, thiên hướng)
Tạo nên 8 quẻ, lần lượt là
Càn (tam liên) = 3 vạch liền = Tượng trưng cho Trời (Thiên)
Khôn (lục đoạn)= 3 vạch đứt = Tượng trưng cho Đất (Địa)
Khảm (trung mãn)= giữa liền, còn lại đứt = Nước (Thủy)
Ly (trung hư) ....................................= Lửa (Hỏa)
Đoài (thượng khuyết)= đứt trên,còn lại liền = Đầm (Trạch)
Tốn (hạ đoạn)= ???...............................= Gió (Phong)
Cấn (Quả núi hình gì nhỉ? - Như cái bát úp -> Vậy liền 3, đứt 2,1) = Núi (Sơn)
Chấn (Ngược lại với cấn--- như cái chậu ngửa) -> vậy liền 1, đứt 2,3 = Sấm sét (Lôi)

Bài tập

A. Tìm hiểu và nhớ ký hiệu của các quẻ
B. Tìm hiểu và nhớ phương hướng của các quẻ theo Tiên Thiên, Hậu Thiên (Đông tây nam bắc)
C. Tìm hiểu vị trí của các quẻ theo trật tự quan trọng. Ví dụ: Cha (Càn), Mẹ (Khôn), vậy trưởng nam, trưởng nữ, trung nam, trung nữ, thiếu nam, thiếu nữ là các quẻ nào
Bài tập mở rộng
A. Tìm hiểu Hà Đồ
B. TÌm hiểu Lạc Thư
Hai cái trên là toán học Ma Phương
C. Tìm hiểu tại sao là Tiên Thiên, Tại sao là Hậu Thiên. Tại sao Tiên thiên Càn là Phương Nam, Khôn là Phương Bắc sang Hậu thiên lại khác. Tìm hiểu sự đối xứng TRỤC - dối xứng TÂM của hai đồ hình Tiên Thiên và Hậu thiên - Tại sao? (Gợi ý: Ở Càn cha đối với Khôn mẹ ở Tiên thiên qua tâm, ở Hậu thiên lại đối xứng qua trục. Cần tìm ra các cặp đối xứng còn lại ngoài Càn - Khôn như Ly - Khảm, Đoài - Chấn, Cấn - Tốn)
D. Tìm hiểu tại sao Càn nhất, Đoài nhị, Ly tam, Chấn tứ, Tốn ngũ, Khảm lục, Cấn thất, Khôn bát? Bác nào tay bo từ kiến thức sơ khai, tìm hiểu được, em đãi bữa rượu tay đôi solo nho nhỏ.
Gợi ý: Dựa vào Hà Đồ, Lạc Thư, Phương vị của bát quái sẽ có ngay đáp án.

Lý luận về ngũ hành và phương vị
A. Trả lời câu hỏi: Các Quẻ trong Bát Quái thuộc phương vị (đông tây nam bắc) nào. Tính lý ngũ hành ra sao? Xem thêm https://topman.forumvi.com/t6-topic
B. Trả lời câu hỏi: Tại sao lại sinh ra Đông Tứ, Tây Tứ? Quẻ nào "cùng bộ" với quẻ nào? Tại sao?
Gợi ý:
Tây Tứ, Đông Tứ là khái niệm sinh ra cho người lười Very Happy , chấp nhận khái niệm có sẵn.
Hãy thử suy luận:
- Tại sao Tây Tứ gồm có: Càn (Kim), Đoài (Kim), Khôn (Thổ), Cấn (Thổ) - Lưu ý vấn đề Ngũ hành
- Tại sau Đông Tứ gồm có: Chấn (Mộc), Tốn (Mộc), Ly (Hỏa), Khảm (Thủy)
Lại thử suy nghĩ: Lửa - Nước - Cây cối (sinh trưởng) sao đi cùng bộ. Đất - Kim loại (công cụ) sao đi cùng một bộ. Phương Đông (Mộc) có ý nghĩa gì?

Lý luận về số học khi chồng quẻ (ý đồ mở rộng 2 mũ 4 = 64)
Sẽ sinh ra:
Càn gặp Càn = Thuần Càn (trời gặp trời) = 6 quẻ liền
Khôn gặp Càn = Địa Thiên Thái (Đất Trời gặp nhau, sinh ra thuận lợi THÁI) = 3 đứt, 3 liền
Khảm gặp Chấn = Thủy Lôi Truân (Nước gặp Sấm sét sinh ra GIAN NAN - TRUÂN)
Tại sao bạn không kẻ ngay một bảng, trục tung có 8 quẻ, hoành cũng thế. Những tọa độ giao nhau, ắt sẽ vẽ được biểu tượng của 64 quẻ trong vài phút
Sau đó tra sách, mới thấy mình giỏi như các cụ Very Happy

HoangCong

Tổng số bài gửi : 24
Join date : 07/06/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết